Những dụng cụ trong nhà hàng, khách sạn, quán bar luôn được làm sạch một cách kĩ lưỡng nhất. Nhân viên phục vụ có nhiệm vụ luôn đảm bảo các đồ dùng phải sạch sẽ. Vậy nên, họ cần phải nắm rõ những bước cơ bản nhất trong khâu làm sạch. Cùng chúng tôi tham khảo những cách làm sạch thủy tinh như sau để cho đồ thủy tinh tại nhà hàng của bạn luôn sáng như mới nhé.
Làm sạch các loại ly thủy tinh
Đối với các loại ly thủy tinh, bạn cần phải lau chùi một cách cẩn thận và tỉ mỉ. Ly thủy tinh dễ bị dính các vết bẩn như vết ố do nước bám lên hoặc đơn giản là dấu vân tay. Cần phải cẩn thận bởi khách hàng có thể khó chịu nếu nhìn thấy những vết này. Dưới đây là 9 bước cơ bản để làm sạch ly thủy tinh tiêu chuẩn nhất trong nhà hàng mà bạn nên biết.
- Bạn cần phải đun nước nóng. Bởi nước nóng giúp loại bỏ các mảng bám lẫn vết ố dễ dàng.
- Đổ 25% nước nóng vào một cái chảo ngâm hay thùng ướp rượu lạnh
- Cần chuẩn bị thêm khăn khô và phải đảm bảo khăn khô được sạch. Tốt nhất nên chọn khăn vải cotton bởi nếu dùng khăn bông thì sau khi lau sẽ có bông bám trên ly thủy tinh.
- Giữ phần thân/ đáy bằng một đầu của vải lên trên nước nóng và để hơi nước bao quanh cốc.
- Chèn một góc của tấm vải vào cốc thủy tinh, bóp nhẹ vào đầu cốc
- Đặt tay phải vào cốc và các ngón tay bên ngoài cốc.
- Di chuyển cốc theo chiều kim đồng hồ để đánh bóng.
- Đặt tất cả các cốc được đánh bóng lộn ngược trên khay. Tránh tụ nước trong cốc
- Luôn giữ cốc ở thân hoặc đáy
Những điều cần chú ý khi vệ sinh đồ thủy tinh
Đồ thủy tinh chắc chắn không có vết mẻ, vết dơ,vết bẩn và vết nước còn lại. Cần phải lau khô trước khi đem bày hoặc đem cất. Bởi nếu có nước đọng, ly thủy tinh hoặc đồ thủy tinh có thể bị vàng do nước tiếp xúc với không khí, có thể sinh ra mảng bám vàng. Nếu vết bẩn quá cứng đầu, bạn có thể dùng muối. Chà lên vết ố sẽ không làm thủy tinh bị xước. Nên úp ngược ly thủy tinh ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Vệ sinh bát đĩa thủy tinh
Đối với bát đĩa thủy tinh cũng cần phải cẩn thận. Bạn cần phải làm sạch sơ qua trước khi đem đi rửa kĩ. Loại bỏ các thức ăn còn dính trên bát đĩa, nhất là các loại sốt, bởi chúng có độ bám khá cao.
Có thể dùng nước nóng để tẩy hoặc nước thường có tốc độ cao. Cách này còn giúp đẩy đi phần lớn dầu mỡ bán trên đĩa, làm cho quá trình rửa chén dễ dàng hơn, dầu mỡ ít dính lại trên người hơn.
Sau khi đã tẩy qua rồi thì bạn có thể phân loại các bát đĩa ra. Bởi việc phân loại giúp bạn rửa nhanh chóng và hiệu quả hơn. Vừa có thể dễ dàng xếp gọn, vừa có thể rửa nhanh hơn.
Miếng rửa chén nên chọn những miếng có thể tạo bọt, ví dụ như những miếng bọt biển. Chúng giúp tiết kiệm chất tẩy rửa cũng như phát huy hết công năng của nước rửa chén. Chúng có thể lưu lại một ít mùi hương như chanh hoặc trà, không có hại cho da tay.
Khi rửa xong, bạn không nên ngâm chén bát. Mùi thức ăn, mùi dầu mỡ có thể bám lại trên đĩa. Tốt nhất là rửa dưới vòi nước chảy. Vừa có thể làm sạch nhanh chóng, vừa không để mùi đồ ăn dính lại vào bát đĩa.
Sau khi rửa xong, bạn nên úp ráo chúng. Vệ sinh chậu rửa, bồn rửa, dụng cụ cọ rửa một cách kĩ càng. Còn đối với miếng rửa chén, nên rửa sạch rồi đem phơi khô cho lần dùng tiếp theo
Các đồ thủy tinh khác trong nhà hàng
Các món đồ khác như khay hay bình, lọ hoa, gạt tàn thủy tinh…. đều cần phải kiểm tra kĩ càng, vệ sinh sạch sẽ. Bình hoa cần được thay nước và rửa sạch hàng ngày bởi chúng rất dễ bị bám bẩn. Ngoài ra, các chất tiết ra từ hoa tươi có thể bám rất chặt trên bình nên cần phải rửa thật kĩ càng.

Tôi là Xuân Vũ Long, tôi là CEO/Founder Thuỷ Tinh Giá Rẻ Gia Dụng, với hơn nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đồ Gia Dụng và là chuyên gia trong lĩnh vực Bartender . Tôi đã chia sẻ rất nhiều kiến thức công thức pha chế tổng hợp và cách làm đồ uống. Hy vọng những thông tin của tôi sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.