Nước mía là món nước ép rất quen thuộc và ngon miệng, được ưa thích bởi nhiều người Việt Nam khi muốn giải khát. Hôm nay, chúng ta cùng với Thuỷ tinh giá rẻ vào bếp và thực hiện 6+ cách làm nước mía ép với các loại trái cây khác nhau để giải nhiệt cho mùa hè này nhé!
Tác dụng của việc uống nước mía?

Uống nước mía giúp cung cấp năng lượng, tăng cường chức năng gan, phòng ngừa ung thư, cải thiện hệ tiêu hóa và giảm nhẹ bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn nên kiểm soát lượng nước mía uống trong ngày để tránh vượt quá lượng đường tự nhiên có trong cây mía.
1. Cung cấp năng lượng nhanh

Nước mía có tác dụng gì? Nước mía có thể giúp bạn tiếp thêm năng lượng trong thời gian ngắn và tránh mất nước trong những ngày nắng nóng. Các loại đường đơn trong món nước này cũng được cơ thể hấp thụ dễ dàng.
Như vậy, nếu bạn muốn tăng lượng đường trong cơ thể một cách tự nhiên và lành mạnh, hãy chọn nước mía nhé!
2. Tăng cường chức năng gan

Uống nước mía có tác dụng gì đối với gan? Tác dụng ít người biết của nước mía chính là giúp giảm nhẹ các bệnh liên quan đến gan như vàng da. Bệnh vàng da là do gan hoạt động không tốt cũng như các ống mật bị tắc.
Mía giúp bạn duy trì nồng độ glucose trong cơ thể và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Ngoài ra, nước mía có tính kiềm tự nhiên giúp duy trì độ cân bằng điện giải trong cơ thể. Từ đó ngừa trường hợp gan bị quá tải.
3. Giúp phòng ngừa bệnh ung thư

Uống nước mía có tác dụng gì? Nước mía có chứa nhiều canxi, magie, kali, sắt và mangan nên có tính kiềm. Bên cạnh đó, loại nước này cũng có chứa flavonoid có thể giúp bạn ngăn chặn các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và vú.
Ngoài nước mía, bạn có thể khám phá và bổ sung 7 loại thực phẩm chống ung thư vào chế độ ăn uống lành mạnh để chống lại các gốc tự do làm tổn thương tế bào.
4. Cải thiện hệ tiêu hóa

Uống nước mía có tốt cho đường ruột không? Nước mía có thể giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa rất tốt. Nước mía cũng có tác dụng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày.
Kali trong nước mía giúp bạn cân bằng độ pH trong dạ dày, hỗ trợ việc tiết dịch vị tiêu hóa và góp phần giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.
5. Giảm nhẹ bệnh tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường uống nước mía có tốt không? Nước mía có lượng đường cao nên có thể khiến bệnh nhân tiểu đường cảm thấy lo ngại khi dùng. Tuy nhiên nếu dùng trong chừng mực, những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể nhận được một số tác dụng của nước mía.
Lượng đường tự nhiên trong loại nước này có chỉ số đường huyết thấp. Điều này có nghĩa là nước mía có thể giúp ngăn ngừa đường huyết tăng đột biến ở người bị tiểu đường.
6. Giữ sức khỏe thận

Nước mía không chứa cholesterol, ít natri và không có chất béo bão hòa, có thể giúp duy trì sức khỏe thận. Khi thận khỏe, sức khỏe tổng thể cũng được cải thiện.
7. Giảm đau do một số bệnh

Nước mía có thể giúp giảm đau cho những bệnh như lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và viêm tuyến tiền liệt. Nếu bạn pha nước mía với nước chanh hoặc nước dừa tươi để uống, có thể cải thiện tình trạng này.
Tuy nhiên, nước mía không phải là phương pháp điều trị chính cho những bệnh này. Nếu tình trạng đường tiết niệu hoặc phụ khoa kéo dài, bạn nên tìm sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
8. Hỗ trợ phát triển xương và răng

Nước mía giàu canxi, có thể hỗ trợ phát triển tốt hơn cho xương và răng. Bạn có thể ăn mía bên cạnh việc uống nước mía để tận dụng được lợi ích này.
9. Cải thiện sức khỏe răng miệng

Nước mía giàu khoáng chất như canxi và phốt pho, có thể giúp củng cố men răng và giảm nguy cơ sâu răng. Đồng thời, loại nước này cũng giúp khắc phục tình trạng hơi thở có mùi do sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng kể trên.
6+ cách làm nước mía ép mix giải nhiệt ngày nóng
Trong những ngày nắng nóng, thưởng thức nước mía ép mix rất tuyệt vời. Dưới đây là một số công thức để có thể thưởng thức được nước ép ngon:
1. Cách làm nước mía ép thơm

- Chuẩn bị: 7 phút
- Làm: 8 phút
- Độ khó: Dễ
Nguyên liệu cho nước mía ép thơm
- Nước mía 400 ml
- Thơm 1/4 trái
Các bước thực hiện làm nước mía ép thơm
Bước 1: Sơ chế thơm (dứa)
Lột vỏ và bỏ hạt của 1/4 quả thơm, sau đó dùng dao cắt thành những miếng nhỏ. Dằm nhuyễn và vắt lấy nước ép thơm (hoặc sử dụng máy ép).
Bước 2: Xay nước ép mía thơm
Cho 400ml nước mía và nước ép thơm vào máy xay sinh tố, bấm nút xay khoảng 30 giây là hoàn thành.
Cuối cùng, rót nước mía ép thơm ra ly, thêm vài viên đá, khuấy đều và thưởng thức.
Bước 3: Thành phẩm
Ly nước mía ép thơm có vị ngọt dịu từ mía cùng với hương thơm tự nhiên, bổ sung vitamin từ thơm, hỗ trợ tiêu hóa.
Tổng hợp 7+ công thức cách làm nước ép dứa giảm cân tốt cho sức khỏe
2. Cách làm nước mía ép cam

- Chuẩn bị: 5 phút
- Làm: 5 phút
- Độ khó: Dễ
Nguyên liệu cho nước mía ép cam
- Nước mía 400 ml
- Cam 1 quả
Các bước thực hiện làm nước mía ép cam
Bước 1: Vắt nước cam
Dao cắt trái cam đôi, rồi vắt lấy 35ml nước cam.
Bước 2: Xay nước mía cam
Cho 35ml nước cam vào cối xay cùng với 400ml nước mía. Bấm nút xay khoảng 30 giây là hoàn thành. Rót ra ly, thêm vài viên đá, khuấy đều và thưởng thức.
Bước 3: Thành phẩm
Nước mía ép cam chứa nhiều vitamin C và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, vị ngọt mát của mía và hương vị chua ngọt đặc trưng của cam kết hợp tạo ra một thức uống hoàn hảo cho mùa hè.
Tổng hợp 5+ công thức cách làm nước ép cam thơm ngon mát lành
3. Cách làm nước mía ép dâu tây

- Chuẩn bị: 5 phút
- Làm: 5 phút
- Độ khó: Dễ
Nguyên liệu cho nước mía ép dâu tây
- Nước mía 400 ml
- Dâu tây 3 quả
Các bước thực hiện làm nước mía ép dâu tây
Bước 1: Vắt nước dâu tây
Rửa sạch 3 quả dâu tây, sau đó vắt lấy 35ml nước.
Bước 2: Xay nước mía dâu tây
Cho 35ml nước dâu tây vào cối xay cùng v
Bước 1: Chuẩn bị dâu tây
Cắt bỏ cuống lá của dâu tây, ngâm trong nước muối pha loãng trong 1-2 phút, rửa lại với nước sạch và cắt thành những miếng nhỏ.
Bước 2: Xay nước mía dâu tây
Cho dâu tây và 400ml nước mía vào máy xay sinh tố và xay trong 40-50 giây. Rót ly nước mía ép dâu tây ra ly, thêm đá và thưởng thức.
Bước 3: Hoàn tất
Nước mía ép dâu tây có hương vị chua ngọt tuyệt vời không chỉ giải nhiệt mà còn tăng cường sức đề kháng.
Tổng hợp công thức 5+ cách làm nước ép dâu tây ngon hấp dẫn
4. Cách làm Nước mía cốt dừa

- Chuẩn bị: 5 phút
- Chế biến: 4 phút
- Độ khó: Dễ
Nguyên liệu làm nước mía cốt dừa
- 100ml nước mía (được ép sẵn)
- 30ml nước cốt dừa
- Đá viên
- 10gr dừa khô
Các bước thực hiện nước mía cốt dừa
Bước 1: Sử dụng nước mía và nước cốt dừa, cho vào máy xay và xay trong 30 giây.
Bước 2: Đổ nước mía ra ly, thêm đá và trang trí bằng dừa khô để tăng hấp dẫn.
– Mách nhỏ: Cho nguyên liệu vào máy xay sẽ giúp nước mía và nước cốt dừa được hòa quyện tốt hơn.
Cách làm nước mía cốt dừa ngon ngọt béo ngậy
5. Cách làm Nước mía đậu xanh

- Chuẩn bị: 15 phút
- Chế biến: 5 phút
- Độ khó: Trung bình
Nguyên liệu làm nước mía đậu xanh
- 100ml nước mía
- 200gr đậu xanh
- Đá viên
Các bước thực hiện nước mía đậu xanh
Bước 1: Ngâm đậu xanh trong nước ấm khoảng 2 tiếng, sau đó hấp chín với ít lá dứa để thơm hơn.
Bước 2: Cho 50gr đậu xanh và 100ml nước mía vào máy xay sinh tố, xay cho đậu xanh mịn và hòa quyện vào nước mía.
Bước 3: Sau khi xay mịn nước mía và múi sầu riêng, đổ ra ly, thêm đá viên và uống ngay.
6. Cách làm Nước mía sầu riêng

- Thời gian chuẩn bị: 5 phút
- Thời gian chế biến: 5 phút
- Độ khó: Dễ
Nguyên liệu làm nước mía sầu riêng
- 100ml nước mía
- 1 múi sầu riêng
- Đá viên
Các bước thực hiện nước mía sầu riêng
Bước 1: Lấy thịt múi sầu riêng ra khỏi vỏ và bỏ hạt. Chọn múi sầu riêng chín vàng, không bị sượng.
Bước 2: Cho nước mía và thịt múi sầu riêng vào máy xay sinh tố, xay mịn khoảng 20 giây.
Bước 3: Đổ nước ép vào ly, thêm đá viên và uống ngay.
Mẹo: Bạn có thể thêm đậu xanh đã hấp chín để tăng độ béo của nước uống.
Cách chọn mía ép ngọt và nhiều nước

- Chọn cây mía có độ dẻo, màu đều cả cây để đảm bảo lượng nước ép nhiều và đường cần thiết.
- Tránh chọn cây mía có vết nứt nhiều, sẽ khiến mía khô và lượng nước ép ít đi.
- Lựa chọn cây mía có đốt đều và dài để có thể ép được nhiều nước hơn.
- Nếu muốn tự ép, hãy chọn mía róc vỏ không quá xanh hay quá vàng.
Cách bảo quản nước mía không bị đen
Để giữ cho nước mía của bạn có màu xanh đẹp và hương vị thơm ngon, không bị đắng và đen, bạn cần lưu ý khi chọn cây mía. Hãy chọn những cây mía tươi, không bị sâu, hư, được sơ chế sạch sẽ trước khi sử dụng. Máy ép nước mía phải đảm bảo vệ sinh, ráo nước. Sau khi ép, bạn nên thêm một ít nước cốt chanh vào nước mía. Lưu ý sử dụng nước mía ngay sau khi ép hoặc cho vào bình thủy tinh, đậy kín và để trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu nước mía còn thừa, hãy dùng hết trong ngày để tránh bị đen.

Tôi là Xuân Vũ Long, tôi là CEO/Founder Thuỷ Tinh Giá Rẻ Gia Dụng, với hơn nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đồ Gia Dụng và là chuyên gia trong lĩnh vực Bartender . Tôi đã chia sẻ rất nhiều kiến thức công thức pha chế tổng hợp và cách làm đồ uống. Hy vọng những thông tin của tôi sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.